Giỏ hàng

PHÂN BIỆT SÂM BẮC MỸ VÀ SÂM CHÂU Á

Sâm – một kho báu của ngành y học cổ truyền đã tồn tại cùng loài người hàng ngàn năm nay. Không những loài dược liệu này có giá trị về việc cải thiện sức khoẻ và năng lượng, mà chúng còn là một phần không thể thiếu trong các bài thuốc cổ phương được lưu truyền trong dân gian trước đây. Tính đến hiện tại, loài dược liệu này còn là sự kết hợp tinh tế giữa y học truyền thống và khoa học hiện đại khiến cho sức hút của nó vẫn không hề giảm đi mà các sản phẩm có thành phần chiết xuất từ Sâm đã xuất hiện trên toàn cầu nhằm phục vụ nhu cầu sức khoẻ của hàng triệu người trên thế giới.

Vậy làm thế nào để phân biệt 2 loài sâm nổi tiếng trên thế giới: Sâm Bắc Mỹ vs Sâm Châu Á (Sâm Cao Ly)?

Tác giả: DS. Phạm Duy Tú Anh.

Hiệu đính: ThS. DS. Trần Thị Hồng Hải.

Keyword: Sâm; Sâm Bắc Mỹ; Sâm Mỹ; Sâm Châu Á; Sâm Cao Ly; Sâm Triều Tiên; Panax ginseng; Panax quinquefolius.

Sâm – một kho báu của ngành y học cổ truyền đã tồn tại cùng loài người hàng ngàn năm nay. Không những loài dược liệu này có giá trị về việc cải thiện sức khoẻ và năng lượng, mà chúng còn là một phần không thể thiếu trong các bài thuốc cổ phương được lưu truyền trong dân gian trước đây. Tính đến hiện tại, loài dược liệu này còn là sự kết hợp tinh tế giữa y học truyền thống và khoa học hiện đại khiến cho sức hút của nó vẫn không hề giảm đi mà các sản phẩm có thành phần chiết xuất từ Sâm đã xuất hiện trên toàn cầu nhằm phục vụ nhu cầu sức khoẻ của hàng triệu người trên thế giới.

Vậy làm thế nào để phân biệt 2 loài sâm nổi tiếng trên thế giới: Sâm Bắc Mỹ vs Sâm Châu Á (Sâm Cao Ly)?

Chính vì lý do đó, dược sĩ Gingsen sẽ hướng dẫn độc giả của mình nhận biết và phân loại Sâm Bắc Mỹ và Sâm Cao Ly theo cách thức đơn giản nhất. Điều này không chỉ tăng cường kiến thức cho quý độc giả mà còn giúp quý độc giả có cơ sở rõ ràng hơn khi chọn lựa sản phẩm sâm phù hợp.

  1. THÔNG TIN CHUNG
  • Sâm Bắc Mỹ: là loại sâm có vị nhẹ nhàng, phù hợp để sử dụng trong thời gian dài hơn so với sâm Cao Ly. Ngoài ra, nó còn tăng cường sự tập trung, cung cấp năng lượng và giúp giảm lo lắng do stress tinh thần gây nên.
  • Sâm Châu Á (Sâm Cao Ly): ngược lại tính vị của sâm Bắc Mỹ, đây là một loại thảo dược có vị cay, tính kích thích. Chính vì điều đó, nó rất thích hợp sử dụng để mang lại cảm giác tỉnh táo trong thời gian ngắn.

Hình 1: Sự khác biệt về 3 loài sâm từ trái sang phải lần lượt: Tam Thất, sâm Cao Ly, sâm Bắc Mỹ

Xét hình dáng bề ngoài thì giữa 2 loài sâm cũng có một số điểm khác nhau nhất định. Sâm Bắc Mỹ thường ngắn và tròn hơn, trong khi sâm Cao Ly có hình cao và thon hơn. Màu sắc giữa 2 loài cũng có nhiều điểm khác như: sâm Cao ly có màu sậm hơn và đỏ hơn sâm Bắc Mỹ.

Tỉ lệ hợp chất Ginsenosides hiện diện ở 2 loài dược liệu cũng khác nhau nên mục địch sử dụng của chúng cũng khác nhau. Với sâm Bắc Mỹ thì hợp chất Rb1 và Re cao hơn sâm Cao Ly và ngược lại, tỉ lệ Rg1 và Rg3 ở sâm Cao Ly cao hơn so với sâm Bắc Mỹ.

Tóm lại, chúng sẽ giúp cân bằng cơ thể, hỗ trợ sức khoẻ và tăng cường khả năng phục hồi.

 

SÂM BẮC MỸ

American Ginseng

SÂM CHÂU Á (Sâm Cao Ly)

Asian Ginseng

Tên khoa học (scientific name)

Panax quinquefolius

Panax ginseng

Hợp chất hoá học

Ginsenosides chiếm tỉ lệ nhiều: Rb1, Re, Rd, và Rg1.

Ginsenosides chiếm tỉ lệ nhiều: Rg1, Rb1, và Rb2

Công năng chính (primary benefit)

Hỗ trợ hệ tiêu hoá và hô hấp

Giảm tác động của stress cấp tính

Tính vị (properties)

Tính mát (Âm)

Tính ôn/ấm (Dương)

Bộ phận dùng (part of the plant used)

Rễ củ

Rễ củ

Liều dùng (dosage range)

200 – 400 mg

200 – 400 mg

Dạng dùng (form)

Dịch chiết, bột, viên nang

Dịch chiết, bột, viên nang

Bảng 1: Phân biệt Sâm Bắc Mỹ và Sâm Cao Ly

  1. THÔNG TIN CHI TIẾT
  1. Sâm Mỹ (Sâm Bắc Mỹ)

Hình 2: Sâm Bắc Mỹ (Panax quinquefolius)

  • Tiểu sử ngắn

Tên khoa học là Panax quinquefolius, loài dược liệu này ngoài tự nhiên được phân bố chủ yếu ở khu vực trung tâm và phía đông của Bắc Mỹ. Tên dân gian của nó được biết đến là “sâm vàng” (yellow ginseng) bởi vì màu rễ của nó là màu vàng đồng (golden).

Sâm Bắc Mỹ hiện nay được trồng chính thức tại nhiều bang ở Mỹ như Wisconsin, Minnesota, Michigan, Vermont, New York và các khu vực địa phương khác. Đặc biệt trước đây, diện tích sâm Bắc Mỹ ngoài tự nhiên tại bang Wisconsin đã đạt hơn 20,000 mẫu Anh ( 8,094 hecta).

Loài dược liệu này đã có lịch sử sử dụng trong y học hơn trăm năm bởi các bộ lạc người Mỹ bản địa, đặc biệt là trong việc chữa trị nhiều tình trạng và bệnh lý khác nhau. Rễ sâm Bắc Mỹ có hình dáng giống con người với những "cánh tay" phân chia, được coi là có lợi cho toàn bộ cơ thể.

  • Tính vị
    • Âm dược.
    • Tính mát.
    • Làm dịu.
    • Phục hồi năng lượng
    • Chống lại căng thẳng tần suất thường xuyên và lâu dài cho tinh thần và cơ thể.

Sâm Bắc Mỹ tự nhiên đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, do đó hầu hết sâm Bắc Mỹ trên thị trường hiện nay đến từ trồng trọt. Kĩ thuật nuôi trồng và chế biến sâm Bắc Mỹ hiện nay rất khó thực hiện, tuy nhiên giá trị cao của sâm Bắc Mỹ không phải bởi kỹ thuật nuôi trồng và chế biến, mà chủ yếu do khó khăn trong việc thu thập từ môi trường tự nhiên, dẫn đến mức giá cao hơn so với sâm Châu Á.

  • Hợp chất hoá học

Hợp chất chính trong dịch chiết rễ Sâm Bắc Mỹ là Saponin triterpen (ginsenosides) và polysaccharides. Tính mát của dược liệu được các chuyên gia cho rằng do nồng độ Rb1 và Rb2 trong dịch chiết cao hơn các loại ginsenosides khác. Đồng thời, xuất hiện Rg1 cũng làm cho dược liệu có tác dụng làm ấm cơ thể.

  1. Sâm Châu Á (Sâm Cao Ly)

  • Tiểu sử ngắn

Tên khoa học là Panax ginseng, loài cây lâu năm này đã được sử dụng hơn 2000 năm ở Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Đông Nam Á khác như là một vị thuốc bổ với danh xưng là “king of medicine” (vua của các phương thuốc) hay “elixir of life” (cồn thuốc của sự sống). Ngoài ra, rễ cây sâm có màu hơi đỏ, đó là lí do đôi khi nó còn được gọi là “sâm đỏ” (red ginseng).

Sâm Cao Ly tự nhiên chủ yếu phân bố tại các vùng núi ở CHDCND Triều Tiên, đông-bắc Trung Quốc, và Liên Xô cũ. Quá trình trồng Nhân Sâm đòi hỏi kỹ thuật công phu, mất từ 5-6 năm mới thu hoạch được. Dù có lịch sử trồng lâu đời tại bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc và Liên Xô cũ, nhưng gần đây đã mở rộng ra Nhật Bản, Hoa Kỳ và Việt Nam. Mặc dù đã có những nỗ lực thử nghiệm tại Việt Nam, nhưng đến năm 2022, việc trồng sâm Cao Ly vẫn chưa đạt được kết quả thương mại, dù có một số nông dân thành công trồng thí nghiệm nhưng cần thời gian và đánh giá kỹ lưỡng trước khi thu hoạch rễ.

  • Tính vị
    • Dương dược.
    • Tính ôn nhiệt.
    • Gây kích thích.
    • Phục hồi năng lượng.
    • Giúp cơ thể và trí não đối phó với sự căng thẳng cấp tính ngắn hạn (tình trạng nguy cấp mạch muốn tuyệt hoặc sau khi mất máu nhiều).

Ngược lại với Sâm Bắc Mỹ, Sâm Châu Á (Sâm Cao Ly) là một dược liệu có tính ấm/ôn, vị ngọt hơi đắng. Là một vị thuốc Dương dược. Công năng chính của nó giúp đại bổ nguyên khí, ích huyết, sinh tân dịch, làm khoẻ tinh thần, trí não minh mẫn. Ngoài ra, nó còn giúp hồi dương cho bệnh nhân có cơ thể bị nguy cấp, mạch muốn tuyệt hoặc sau khi mất máu quá nhiều.

  • Hợp chất hoá học

Giống như sâm Bắc Mỹ, hợp chất chính trong dịch chiết rễ sâm Cao Ly là saponin triterpen (ginsenosides) và polysaccharides. Tuy nhiên, tỷ lệ cao Rg1 trong dịch chiết được cho là nguyên nhân chính khiến dược liệu có tính ấm. Ngoài ra, hàm lượng Rb1, Rb2 và Rs1 cao hơn hẳn sâm Bắc Mỹ. Những ginsenosides này có tác động tích cực đến chức năng nhận thức, mức năng lượng và giảm căng thẳng cho cơ thể.

  • KẾT LUẬN

Cả hai loại nhân sâm đều được công nhận với giá trị sức khỏe cao, cung cấp chất bổ sung tự nhiên và hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch. Chúng cũng có khả năng giảm triệu chứng căng thẳng như lo lắng và stress ngắn hoặc dài hạn. Tuy nhiên, việc xác định loại nhân sâm phù hợp với nhu cầu cụ thể của người sử dụng là yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả và kịp thời.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS. TS. Nguyễn Thượng Dong, TS. Trần Công Luận, TS. Nguyễn Thị Thu Hương; (2007). Chương I: Các loài PANAX trên thế giới, Sâm Việt Nam và một số cây thuốc họ Nhân Sâm (pp. 24-25), lần 1, NXB Khoa học và Kỹ thuật; Hà Nội.

2. TS. Phạm Xuân Sinh (2014). Dược học cổ truyền, Hà Nội: NXB Y học.

3. Ngô Vân Thu, Trần Hùng (2011). Dược liệu học – tập , Hà Nội: NXB Y học.

4. MSc. Daniel Powers (27/08/2021); American Ginseng vs. Asian Ginseng: Differences & Similarities Explained, <https://botanicalinstitute.org/american-ginseng-vs-asian-ginseng/>, lần cuối truy cập 05/04/2024.

5. Eryn Rangel (25/04/2023); Comparing American And Panax Ginseng: Differences And Benefits, <https://shuncy.com/article/american-ginseng-vs-panax-ginseng>, lần cuối truy cập 05/04/2024.